-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Cách Chọn Kem Chống Nắng chống tia UV Hữu Hiệu Nhất
09/04/2019
0 Bình luận
Cách lựa chọn kem chống nắng cho hiệu quả bảo vệ tối ưu
1. Các tia UV bức xạ từ mặt trời
UVA: 315 – 400 nm, trong đó UVA1 từ 340 – 400 nm.
UVB: 280 – 315 nm
UVC: 100 – 280 nm
- Chiếu xuống trái đất có 95% là UVA, 5% là UVB, trong khi tia UVC không được đo lường do bị tầng ozone hấp thụ. Tuy nhiên, riêng ở Úc – nơi tầng ozone bị thủng nhiều nhất thì tia UVC vẫn bị lọt xuống do vậy việc thoa kem chống nắng đặc biệt được quan tâm và khuyến cáo chính thức từ chính phủ nước này.
- Từ phổ của các tia UV có thể thấy tia UVA chiếm thành phần lớn. Việc sản xuất kem chống nắng dành cho phổ của tia UVB tương đối đơn giản vì các chất chống nắng trong phổ này khá ổn định và dễ formulate đối với các hãng. Để lựa chọn kem chống nắng tối ưu cho bảo vệ UVB, chúng ta dựa vào chỉ số SPF – chỉ số cao sẽ giúp bảo vệ UVB tốt.
- Vấn đề của các kem chống nắng hiện nay là mặc dù được ghi bảo vệ cả UVB + UVA, nhưng thực tế chỉ cần bảo vệ riêng phổ UVA 2 (315-340) cũng đủ tiêu chuẩn để được ghi trên bao bì là Broad Spectrum hoặc UVA protection, trong khi đó, bảo vệ UVA 1 (340 – 400 nm) thì hoàn toàn không được bảo vệ. Để lựa chọn kem chống nắng tối ưu cho bảo vệ UVA, chúng ta dựa vào chỉ số PA và PPD. PPD càng cao càng tốt, cũng như PA++++ là tốt nhất hiện nay.
- Tuy nhiên, vấn đề khó khăn với các hãng nằm ở việc chống tia UVA1 (đặc biệt với phổ 360-400 nm thì rất ít), do các chất chống nắng nằm trong phổ này tương đối ít và ổn định kém. Do vậy, khi lựa chọn kem chống nắng, bạn cần quan tâm đến các chất chống nắng bảo vệ cho phổ UVA1, vì phổ UVB đều có trong mọi kem chống nắng. Các chất chống nắng cần phải có khả năng bền vững dưới ánh nắng.
2.Vì sao phải chọn kem chống nắng có chất chống nắng ổn định cao (photostability)
- Khi sunscreen sử dụng lâu dài đứng dưới ánh nắng, nhiệt lượng của bức xạ tia UV sẽ làm cho các chất chống nắng bị yếu đi và gây ra hiện tượng không tốt cho da đó là làm da nóng hơn, gây đứt gãy DNA và làm da lão hoá (photoaging).
- Hiện tượng không ổn định dưới nắng không gặp vấn đề đối với kem chống nắng vật lý thuần tuý, tức là chỉ có zinc oxide và TiO2, bởi các chất này hoạt động dưới nguyên tắc phản xạ lại tia nắng chiếu tới da mặt.
- Hiện tượng không ổn định dưới nắng gặp phải với kem chống nắng hoá học, do các chất này hoạt động dưới nguyên tắc hấp thụ tia nắng (một số chất có thêm khả năng lọc và phản xạ lại tia nắng sẽ tốt hơn loại chỉ hấp thụ). Do đó, khi hấp thụ tia nắng lâu sẽ giảm tác dụng chống nắng, mà trong đó nhiều nhà khoa học lo ngại vấn đề làm da nóng lên, đứt gãy DNA và lão hoá da nhanh hơn. Chính vì thế, các kem chống nắng hoá học đa phần đều phải thoa lại 2 tiếng nếu tiếp xúc nhiều với nắng và bị toát mồ hôi nhiều.
- Để khắc phục hiện tượng không ổn định trong kem chống nắng hoá học, hiện nay các nhà sản xuất kết hợp cùng một lúc nhiều chất hoá học khác nhau để tăng tính ổn định của các chất chống nắng ở phổ UVA1 kém ổn định hoặc các hợp chất mới rất ổn định.
3. Các chất chống tia UVA1 hiệu quả nhất hiện nay:
Các chất vô cơ: hoạt động dưới nguyên tắc phản xạ lại tia UV
3.1. Zinc oxide
- phổ chống nắng là zinc oxide rất rộng, từ 230 – 700 nm do đó bao trùm toàn bộ phổ của UVA và UVB.
- lành tính nhất trong số các chất chống nắng, có khả năng làm giảm sưng tấy từ mụn (điều này cũng được áp dụng trong các viên uống kẽm theo liều lượng quy định sẽ giúp hỗ trợ điều trị mụn).
- Tuy nhiên, zinc oxide chỉ giữ nguyên khả năng bảo vệ cho toàn phổ của UVA và UVB khi phân tử đưa vào trong sunscreen đủ lớn, gọi là non-micro. Nhược điểm của zinc oxide loại hạt non-micro đó là làm cho mặt bị rất trắng (do phân tử to). Do đó, khi mua kem chống nắng mà làm mặt trắng thì khả năng bảo vệ da cao hơn nhiều loại sunscreen có zinc oxide nhưng không làm mặt trắng.
3.2. Titanium Dioxide (TiO2)
- là chất có phổ bảo vệ từ 230 – 360 nm, thường được sử dụng thay thế cho Zinc Oxide (như bạn gặp trong kem chống nắng Clarins chỉ có TiO2). TiO2 chỉ bảo vệ được một phần nhỏ UVA1.
- Giống như zinc oxide, phổ bảo vệ của TiO2 sẽ giảm khi kích thước phân tử bị giảm xuống.
- TiO2 không lành tính bằng Zinc oxide, do đó người có da cực kỳ mẫn cảm nên sử dụng loại chỉ có zinc oxide trong sunscreen.
Các chất hữu cơ:
l3.3. Tinosorb M ( tên gọi khác: Bisoctrizole, Methylene Bis-Benzotriazoly Tetramethylbutylphenol, MBBT).
- phổ bảo vệ: 290 – 400 nm, bảo vệ tối đa ở phổ 360 nm. Ở dải 380 – 400 nm kém hơn so với Avobenzone.
- là hợp chất cực kỳ ổn định dưới nắng hiện nay, do đó, tối ưu nhất trong các kem chống nắng hoá học.
- là hợp chất của 50% phân tử không màu được ổn định nhờ một surfactant (ví dụ: decyl glucoside), chất tạo đặc (ví dụ: xathan gum), propylene glycol và nước. Do đó, Tinosorb M tan trong nước.
- điều quan trọng nhất của Tinosorb M đó là hợp chất này có thể phát huy 3 tác dụng trong chống nắng: vừa hấp thụ tia UV một phần, vừa có khả năng lọc và phản chiếu lại tia UV. Do vậy, các kem chống nắng có chất này thường sẽ làm da mát hơn và giảm nhiệt độ trên da tốt hơn.
- Tinosorb M đóng vai trò quan trọng khác trong việc ổn định các chất chống nắng hoá học khác.
- Tinosorb M chỉ thường có trong kem chống nắng của Pháp.
3.3. Tinosorb S: các tên gọi khác có thể gặp là Bis-ethylhexyloxyphenol methoxyphenol triazine, Bemotrizinol, BEMT, anisotriazine
- là hợp chất chống nắng rất ổn định dưới nắng
- phổ bảo vệ: 280-380 nm, trong đó mạnh nhất ở 310 nm và 340 nm, nhưng phổ 380-400 nm kém hơn Avobenzone và kém hơn Tinosorb M ở phổ 360 nm.
- Tinosorb S thường có trong các kem chống nắng của Pháp, EU và Nhật, Hàn.
3.4. Mexoryl XL ( tên gọi khác: Drometrizole Trisiloxane)
- là chất chống nắng độc quyền của L’oreal, bạn sẽ gặp duy nhất trong kem chống nắng của La Roche Posay
- tan trong dầu, do đó chống thấm nước và toát mồ hôi cao hơn so với Mexoryl XS.
- phổ bảo vệ: 290 – 400 nm, mạnh nhất ở 303 nm và 344 nm, do đó bảo vệ UVA tốt hơn so với Mexoryl XS.
- Mexoryl XL chỉ gặp trong kem chống nắng của L'oreal – La Roche Posay phiên bản sản xuất ở châu Âu.
- Mexoryl XL được phối hợp cùng Mexoryl SX để tăng khả năng bảo vệ cho da cho dãy phổ UVA, đồng thời phối hợp cùng Avobenzone và Octocrylene để bảo vệ cho da ở phổ cao nhất 380 – 400 nm cũng như các chất chống tia UVB khác để bảo vệ da cho toàn bộ phổ UVB.
3.5. Mexoryl SX (tên gọi khác có thể gặp Ecamsule)
- là chất chống nắng độc quyền của L’oreal, bạn sẽ gặp duy nhất trong kem chống nắng của La Roche Posay
- tan trong nước
- phổ bảo vệ: 290 – 400 nm, mạnh nhất ở 345 nm. Do vậy, một phần UVB không được bảo vệ (280 – 290 nm).
- là chất chống nắng rất ổn định dưới nắng, hoạt động với cơ chế hấp thụ tia UVA lẫn UVB.
- phối hợp cùng Mexoryl XL để tăng phổ bảo vệ UVA cho da
- sử dụng để tăng sự ổn định của Avobenzone, Octocrylene và các chất chống phổ UVB.
- Mexoryl SX chỉ gặp trong kem chống nắng của L'oreal – La Roche Posay phiên bản sản xuất ở châu Âu.
3.6. Avobenzone:
- nồng độ tối đa trong sunscreen: 3%
- trong các chất chống nắng hoá học, avobenzone là chất duy nhất có khả năng chống được phổ cao nhất của UVA1 (380-400 nm), cao hơn cả Tinosorb M và Mexoryl XL.
- tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của avobenzone đó là cực kỳ không ổn định dưới nắng. Do đó, để khắc phục, các nhà sản xuất phối hợp cùng Octocrylene, Tinosorb và Mexoryl.
4. Lựa chọn kem chống nắng tối ưu
- Kem chống nắng thường bao gồm các chất chống nắng để phản xạ hoặc hấp thụ tia UV (Active Ingredients) và các chất chống oxy hoá để tăng cường việc sửa chữa DNA trong quá trình tiếp xúc với nắng cũng như tăng cường khả năng tương thích của da với ánh nắng (một số kem chống nắng mới có chức năng này). Cuối cùng là các chất có chức năng dưỡng ẩm thuần tuý và các chất làm kem thoa khô ráo nhanh (cồn hoặc silicone). Ở một bài khác mình sẽ viết rõ hơn về các cách chống nắng tối ưu chứ không riêng gì kem chống nắng, để những người dị ứng kem chống nắng vẫn không cần phải sử dụng mà da vẫn có thể được bảo vệ dưới nắng.
- Với kem chống nắng vật lý : lựa chọn loại làm trắng mặt sẽ giúp da bạn được bảo vệ tối ưu. Các hãng sunscreen của Mỹ là tốt nhất khi mua kem chống nắng vật lý thuần tuý cổ điển.
Các hãng gợi ý : Skinceuticals, BurnOut, Goddess Garden, CoTZ, La Roche Posay (phiên bản Mỹ).
- Với kem chống nắng hoá học: lựa chọn loại kết hợp cả hai Tinosorb M và Tinosorb S, loại kết hợp cả hai Mexoryl XL và Mexoryl SX, loại kết hợp Avobenzone với Tinosorb S và Octocrylene để đảm bảo việc chống nắng cho toàn bộ dải UVA1 được tối ưu. Mình đặc biệt recommend kem chống nắng Pháp vì bảo vệ tối ưu không chỉ ở thành phần chống nắng mà công thức chống nắng rất tốt cho da thích ứng với ánh nắng, hạ nhiệt cho da rất tốt.
Các hãng gợi ý: Bioderma (tuýp màu trắng khô ráo nhất), Avene (loại Emulsion khô ráo nhất), Vichy, La Roche Posay.
- Với kem chống nắng lai: thông thường những kem này sẽ kết hợp zinc oxide loại phân tử nhỏ để giảm khả năng làm trắng mặt, nhưng bù lại sẽ làm khả năng chống nắng kém đi nhiều nên phải bổ sung thêm Tinosorb S và Uvinul A plus cho vùng phổ của UVA1. Những kem chống nắng này thường phổ biến ở Nhật và Hàn Quốc. Hiệu quả chống nắng không bằng các hãng của Pháp do phổ UVA1 không bảo vệ tốt bằng loại có Tinosorb M.
Các hãng gợi ý: Omi Brothers (mình không phải người thích kem chống nắng Nhật nên chỉ đưa tên hãng này thôi).
Nguồn Skincare Pedia